Khám phá
Tiếp cận kiến thức tài chính nền tảng, công cụ thực hành trực quan, xây dựng kế hoạch đầu tư tích lũy phù hợp với mục tiêu cá nhân và sức khỏe tài chính của bạn.

Đồng phát triển với
Quỹ mở là một công cụ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình. Cùng tìm hiểu tính chất của Quỹ mở VCAM để Đầu tư và Phân bổ hiệu quả
Mục tiêu tài chính là gì? Tại sao cần đặt mục tiêu?
Tự do tài chính, trở thành người giàu có luôn là ước mơ và mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, trước khi chạm tay đến ngưỡng tự do tài chính, có lẽ chúng ta sẽ cần đi qua rất nhiều cột mốc khác nhau trong cuộc sống. Đó có thể đơn giản là kế hoạch tích lũy, tiết kiệm để sắm chiếc máy tính yêu thích, mua một chiếc xe mới, chuẩn bị tài chính để kết hôn, hoặc xa hơn là mua nhà, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sau này. 

Vì thế, câu hỏi đặt ra ở đây là bạn sẽ từng bước hoàn thiện mục tiêu tài chính của mình như thế nào, đảm bảo kế hoạch tài chính ra sao: Làm sao để tổ chức lễ cưới như mong muốn? Làm sao để sở hữu ngôi nhà bạn yêu thích? Và làm sao để con cái có được nền tảng giáo dục tốt hơn mà không gặp phải thiếu hụt về tiền bạc?

Điều này nằm ở lựa chọn ngày hôm nay của bạn!

Tự do tài chính với mỗi người có những cách hiểu khác nhau, nhưng tựu chung là mong ước của hầu hết mọi người. Thật dễ dàng để tuyên bố “Tôi muốn có 1 tỷ đô la và để hạnh phúc”. Tuy nhiên, câu hỏi bao nhiêu là ĐỦ với BẢN THÂN thì không đơn giản như vậy. Việc này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ (1) tình hình tài chính hiện tại của mình, (2) lối sống mà bạn hướng đến, cũng như cách lập kế hoạch để đạt được điều đó và (3) các công cụ mà bạn có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu tài chính một cách bài bản.
Hiểu rõ tình hình tài chính của mình: điều hành cuộc sống tài chính của bạn như một Công ty, Điều quan trọng là theo dõi dòng tiền của mình. Kiểm tra: nếu dòng tiền vào nhiều hơn dòng tiền ra trong 6 tháng liên tiếp, thì bạn đang làm khá tốt!

Hoàn toàn không sao nếu chưa phải như vậy, chúng tôi có một quy tắc rất đơn giản có thể giúp bạn điều hướng chi tiêu của mình và đảm bảo rằng bạn có một khoản thu nhập ròng hàng tháng.
Quy tắc 50/30/20
Quy tắc 50/30/20 được thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đề cập trong cuốn sách: “All your worth: The ultimate lifetime money plan” năm 2005. Đây là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả.

Về căn bản, quy tắc 50/30/20 sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 nhóm quỹ chính, dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà bất kỳ ai cũng từng gặp trong vấn đề chi tiêu. Ba khoản đó bao gồm: Quỹ thiết yếu, Quỹ ăn chơi và Quỹ tương lai.
Quỹ thiết yếu – 50%
Gồm những khoản chi cần thiết mà bạn phải trả hàng tháng như: tiền thuê nhà, điện nước, internet, nhu yếu phẩm, di chuyển, lãi vay…
Bạn cần lên kế hoạch tiêu dùng cho các nhu cầu cần thiết sao cho tổng số tiền không vượt quá 50% thu nhập. Trường hợp danh mục này chiếm quá nửa thu nhập của bạn, bạn cần xem xét lại các khoản chi tiêu của mình & cân nhắc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp hơn.
Quỹ ăn chơi – 30%
Việc phục vụ cho nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là điều rất quan trọng để bạn thoải mái tinh thần hơn. Vậy nên, 30% thu nhập của bạn có thể dùng để phục vụ cho các nhu cầu giải trí của bạn như đi du lịch, mua sắm, vui chơi, đam mê riêng,…
Quỹ tương lai – 20%
Cuối cùng và quan trọng nhất là Quỹ tương lai - nơi bạn sẽ thấy đồng tiền của mình sinh sôi nảy nở, tạo ra lợi nhuận. Đây có thể là quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ khẩn cấp hoặc các khoản đầu tư khác như chứng khoán.
Với 20% thu nhập, bạn nên tập trung vào tiết kiệm kết hợp với đầu tư sinh lời để đảm bảo khoản tích lũy dự phòng cho tương lai hoặc mục đích lâu dài của bạn như mua nhà, mua xe, nghỉ hưu sớm… Đây là một danh mục vô cùng cần thiết cho cuộc sống ấm no, an toàn sau này nên các bạn trẻ cần bắt đầu thực hiện và tạo thói quen càng sớm càng tốt.
Khi bạn đã thành công đạt được một khoản tiết kiệm kha khá sau khi kiên trì áp dụng quy tắc 50/30/20, thì đã đến lúc bạn đặt ra các mục tiêu tài chính và bắt đầu thực hiện một số bước tiến trên hành trình tài chính của mình.
  • Future Retirement: Long investment horizon, medium to high risk/return
  • Large purchases (houses, cars, wedding, travel): medium investment horizon, low risk/return
  • Rainy day fund: unknown investment horizon, low risk/return
  • Others: high risk/return
Những công cụ tài chính/đầu tư mà bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu
Gửi tiết kiệm
  • An toàn, đảm bảo bởi Ngân Hàng
  • Sinh lời cố định: 7.2 - 9.0%/năm
  • Vốn đầu tư: Không giới hạn
  • Thanh khoản: cao, rút bất kỳ lúc nào 
  • Có thể mất lãi nếu rút trước hạn
Vàng
  • An toàn, giữ giá trong dài hạn,
  • Sinh lời theo biến động giá thị trường
  • Vốn đầu tư: Không giới hạn
  • Thanh khoản: cao, rút bất kỳ lúc nào
Bất động sản
  • Ngắn hạn phụ thuộc thị trường, sinh lời trong dài hạn
  • Mức sinh lời bình quân: 10%/năm
  • Vốn đầu tư: lớn (trên 1 tỷ)
  • Thanh khoản: thấp, trung bình 4-8 tháng
  • Rủi ro chôn vốn khi thị trường bất lợi
Cổ phiếu
  • Ngắn hạn phụ thuộc thị trường, sinh lời trong dài hạn
  • Mức sinh lời bình quân 10 năm (VN-Index): 11.5%/năm
  • Mức sinh lời bình quân 3 năm (VN-Index): 5.7%/năm
  • Vốn đầu tư: Không giới hạn
  • Thời gian đầu tư: linh hoạt
  • Thanh khoản: cao, rút bất kỳ lúc nào
  • Rủi ro thua lỗ khi đầu tư Doanh nghiệp yếu kém và điều kiện thị trường không thuận lợi
Quỹ đầu tư
  • Tài sản của NĐT được Quản lý bởi đội ngũ phân tích
  • Biến động giá thấp hơn thị trường, sinh lời trong dài hạn
  • Mức sinh lời bình quân 3 năm: 9.5%/năm
  • Thanh khoản: cao, hàng ngày hoặc hàng tuần
  • Vốn đầu tư: Chỉ từ 1 triệu VND
  • Rủi ro giảm giá tùy thuộc điều kiện thị trường, tuy nhiên rủi ro được quản trị bởi danh mục chứng khoán đa dạng hóa nhiều ngành nghề 
Sử dụng các công cụ này như thế nào để đạt được mục tiêu tài chính của mình?
Các sản phẩm tài chính đã liệt kê bên trên đều có các đặc điểm khác nhau về:
  • Khả năng sinh lời
  • Yếu tố rủi ro
  • Thanh khoản
Những công cụ này được sinh ra không chỉ đơn thuần là để kiếm lãi, lãi và lãi, mà chúng được tạo ra để người dùng có thể chọn lọc, phân bổ nguồn vốn mà mình đã vất vả tạo ra và tiết kiệm, vào nhiều công cụ với khả năng sinh lời, mức độ thanh khoản và nguồn gốc rủi ro khác nhau để đạt được mục tiêu tài chính của mình, bất kể chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc sống. 

Một hành trình tài chính cũng không quá khác công cuộc chinh phục một đỉnh núi. Phần lớn chúng ta đều phải bắt đầu từ mặt đất, tương đương với việc lần đầu đi làm có thu nhập, trang trải chi phí cơ bản và có khả năng tự tồn tại.  

Sau đó, chúng ta tiếp tục leo dốc để đạt được những điểm đến tiếp theo, có thể chúng ta sẽ cần một khoản tiết kiệm “An toàn” nhất định để bảo vệ bản thân trong những lúc khó lường trước như ốm đau, xe hư, lương về chậm, vv.

Vậy dừng lại ở đó được chưa? Khả năng là đỉnh núi tự do tài chính vẫn còn khá xa. Chúng ta vẫn phải tiếp tục leo và trang trải cho những nhu cầu của cuộc sống trưởng thành như làm đám cưới, mua nhà, sắm xe hơi, đưa gia đình đi du lịch mà vẫn đạt được một khoản vốn dư ra để đầu tư và đạt được mức “Ổn định”. 

Cuối cùng là lên tới đỉnh núi khi số tiền tạo ra từ thu nhập thụ động và đầu tư đủ để chi trả cho một cuộc sống mà chúng ta mong ước mà không phải phụ thuộc vào công việc đi làm.

Trên con đường chinh phục ngọn núi tài chính này, chắc chắn chúng ta sẽ có lúc gặp phải những tình huống khó khăn như cơn bão (kinh tế đi vào chu kỳ giảm), cung đường nguy hiểm (thị trường chứng khoán biến động) hay trượt chân ngã (sức khỏe, thu nhập lương bị ảnh hưởng). Vì vậy, để chuẩn bị cho những tình huống này, một người leo núi thành thạo thường có những trang bị sau: 

Giày leo núi - Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng: Đây gần như là một công cụ tất yếu nếu chúng ta muốn leo ngọn núi tài chính của mình, một khoản gửi tiết kiệm tại Ngân hàng đem lại sự bảo vệ cơ bản nhất như đường khó đi, dốc núi cao. Nếu bạn chưa có khoản tiết kiệm tài Ngân hàng với kỳ hạn 6 - 12 tháng thì cũng như bạn đang leo núi trong khi đi dép vậy.

Gậy leo núi - Vàng: Ngoài một đôi giày chắc chắn, chúng ta cũng nên trang bị cho mình một đôi gậy leo núi để sử dụng khi gặp dốc cao gây khó khăn cho đôi chân. 

Trong cuộc leo núi tài chính, Vàng là một tài sản đem lại lợi ích tương tự. Khi môi trường kinh tế và lạm phát không rõ ràng, vàng là một tài sản mà các nhà đầu tư hướng tới vì giá trị thường có xu hướng đi lên trong những giai đoạn này trong khi các tài sản khác chịu ảnh hưởng kém tích cực.

Trực thăng - Bất động sản: Nếu bạn đã có điều kiện mà vẫn muốn leo núi thì trực thăng là một phương tiện bạn có thể sử dụng để bay rất nhanh so với đi đường bộ. 

Trong lịch sử thì số lượng trực thăng gặp trục trặc không quá nhiều, nhưng mỗi khi có một yếu tố kém may mắn xảy ra đến từ nội tại của chiếc máy bay hay do thời tiết sương mù thì hậu quả đi kèm thường cũng không hề nhỏ. Thị trường Bất động sản cũng vậy, những người đầu tư vào các dự án chung cư, nhà phố hay đất nền đã có trường hợp đổi đời trong một vài năm hay thậm chí là vài tháng và lịch sử của nền Kinh tế Việt Nam thì chưa có quá nhiều cuộc khủng hoảng về bất động sản. 

Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản rung lắc mạnh trong 1 năm trở lại đây thì chúng ta không thể phủ nhận được độ lan tỏa và ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế nói chung và đời sống người dân nói riêng, không chỉ về giá trị của tài sản mà còn về thanh khoản.

Dao đa năng - Cổ phiếu: Dao đa năng là một công cụ rất hữu ích cho những người leo núi có kinh nghiệm, nó thể có nhanh chóng giải quyết tình huống như chặt một cành cây để nhóm lửa, mở đồ hộp, cắt dây thừng hoặc sửa chữa các dụng cụ khác. Nó sẽ là một dụng cụ hữu ích trong suốt quá trình leo núi dài hạn hơn. Cổ phiếu cũng tương tự, nếu bạn tự chọn và đầu tư đúng thời điểm thì cổ phiếu có thể tăng giá mạnh trong thời gian ngắn, nhưng nếu kỹ năng chốt lời / cắt lỗ chưa vững hoặc không tập trung theo dõi thì những biến động bất ngờ trên thị trường có thể làm bạn đứt tay đó. 

Túi ngủ - Chứng chỉ Quỹ: Con đường chinh phục đỉnh núi tài chính nhiều khả năng sẽ kéo dài trong nhiều ngày, tháng hay năm. Vì vậy, bạn sẽ cần một chiếc túi ngủ ấm áp và nhẹ nhàng, đem lại những giấc ngủ ngon để tiếp tục tỉnh táo trong cuộc hành trình phía trước. Chứng chỉ Quỹ hỗ trợ bạn với chức năng tương tự, đội ngũ đầu tư của Quỹ sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đầu tư để theo dõi thị trường, định giá doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua/bán hợp lý để bảo vệ tài sản khỏi những biến động trên thị trường tài chính đồng thời tận dụng được sự tăng trưởng trong điều kiện thị trường và kinh tế phát triển kể cả khi bạn đang ngủ hay đang dành thời gian cho những việc quan trọng khác trong cuộc sống.
Phân bổ danh mục:
Để chinh phục hành trình tài chính của mình, Nhà Đầu Tư cần lựa chọn nhiều công cụ với lợi nhuận kỳ vọng rủi ro khác nhau để phẩn bổ khối lượng tài sản có hạn của mình, khái niệm này được gọi là "Quản lý Danh mục". Vậy danh mục của của 1 Nhà Đầu Tư cần có những gì? Điều đó phụ thuộc vào mục tiêu mà mỗi Nhà Đầu Tư đặt ra cho mình cũng như thực sự thấu hiểu khẩu vị rủi ro của bản thân.
Danh mục ổn định là một lựa chọn tốt những Nhà Đầu Tư có khẩu vị vừa phải, danh mục này bao gồm những công cụ cơ bản để bạn lên kế hoạch cho một cuộc hành trình xứng đáng nhưng không có quá nhiều trắc trở. Danh mục này phù hợp cho một người muốn kế hoạch một cuộc sống cân bằng, có thể chi trả cho cuộc sống, có thêm người đồng hành và xây dựng một gia đình. Tại Mỹ, đây là danh mục được sử dụng phổ biến nhất trong năm 2020 theo thống kê của “Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Hoa Kỳ”.
Bên cạnh đó, những Nhà Đầu Tư đã có kinh nghiệm, ưa mạo hiểm hay khả năng chịu rủi ro cao hơn, có thể chọn danh mục tăng trưởng cho hành trình của mình. Đây là danh mục dành cho những người có kiến thức và thời gian để tự đầu tư một lượng cổ phiếu lớn hơn với mức độ rủi ro cao hơn, tuy nhiên vẫn có những công cụ khác như Chứng chỉ Quỹ để giảm thiểu rủi ro cho một phần tài sản trong những tình huống thử thách. Đây là chiếc danh mục được sử dụng phổ biến tại Ấn Độ, một đất nước có cấu trúc nền kinh tế tương đồng với Việt Nam.
Những công cụ mà Nhà Đầu Tư chọn để cho danh mục đầu tư của mình cần phù hợp với mục tiêu đặt ra. Vì vậy, hãy làm quen và hiểu rõ tính chất của mỗi công cụ và tham khảo kinh nghiệm từ những nền kinh tế đi trước để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Quỹ đầu tư, Chứng chỉ Quỹ là gì? Sự khác biệt giữa CCQ và những công cụ đầu tư khác?
Quỹ đầu tư là hình thức kêu gọi vốn từ các Nhà Đầu Tư cùng chung tiền để hưởng lợi từ những hoạt động đầu tư đến từ khoản vốn góp chung.

Danh mục của Quỹ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt. Khi đầu tư vào Quỹ, bạn sẽ nhận được Chứng chỉ Quỹ và giá trị của CCQ sẽ biến động theo giá trị của toàn danh mục.

Đối với khoản tiền của bạn trong Quỹ, bạn sẽ không phải tự mình đầu tư mà tài sản đó sẽ được đội ngũ phân tích của Quỹ giúp bạn phần bổ và đưa ra quyết định hợp lý, để bạn có thêm thời gian và chất xám dành cho những việc quan trọng khác trong cuộc sống, tương tự như sự ấm áp mà chiếc túi ngủ đem lại trên chặng đường leo núi.
Nhà đầu tưTự đầu tưQuỹ đầu tư - Quỹ mở
Vốn ban đầuThấpThấp
1 Lệnh mua nhận được gì?Cổ phiếu/trái phiếu của 1 DN1 Danh mục cổ phiếu/trái phiếu của nhiều DN
Thu thập thông tin về Kinh Tế, Thị trường, Doanh nghiệpTự thu thậpĐội ngũ phân tích thu thập
Phân tích tình hình Kinh tế, Thị trường, Định giá Doanh nghiệpTự phân tíchĐội ngũ phân tích thực hiện và tổng hợp cho NĐT qua Báo cáo tháng
Xác định cơ hội và quyết định mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)Tự theo dõi & quyết địnhGiám đốc Quỹ/Ban đại diện Quỹ đưa ra quyết định và thông báo cho NĐT qua Báo cáo tháng
Theo dõi danh mục và đưa ra quyết định bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)Tự theo dõi & quyết địnhGiám đốc Quỹ/Ban đại diện Quỹ đưa ra quyết định và thông báo cho NĐT qua Báo cáo tháng
Chi phí phát sinhPhí giao dịchPhí giao dịch + Phí quản lý

Những ai CHƯA NÊN đầu tư vào CCQ:

Người chưa có tiền nhàn rỗi từ việc phân bổ và tạo thói quen chi tiêu

Người có tiền nhàn rỗi nhưng chưa đặt mục tiêu cho khoản tiền này (quỹ khẩn cấp, quỹ nghỉ hưu, quỹ chi tiêu lớn)

Người muốn dành 100% tiền nhàn rỗi và thời gian để tự đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục

Người ưu thích “bỏ hết trứng vào 1 giỏ” cho các cơ hội kiếm lợi nhuận nhiều trong thời gian ngắn

Quỹ đầu tư / Chứng Chỉ Quỹ của VCAM
Tăng trưởng bền vững
Danh mục Đầu tư cân bằng bao gồm cổ phiếu và tài sản thu nhập cố định
Tìm hiểu thêm về Quỹ Cân Bằng
Bảo toàn vốn
Đã quá quen với gửi tiền vào ngân hàng?

Tại sao không cho các doanh nghiệp tốt vay với lãi suất cao hơn?
Tìm hiểu thêm về Quỹ Trái Phiếu
VCAMBF (Tăng trưởng bền vững):
Mục tiêu đầu tư: Quỹ Đầu tư Cân bằng Bản Việt (VCAMBF) là một Quỹ mở được đầu tư chủ động với mục tiêu bảo toàn vốn và đem lại lợi nhuận trong trung và dài hạn cho nhà đầu tư bằng cách kết hợp tiềm năng tăng giá của cổ phiếu niêm yết và sự ổn định từ các tài sản có thu nhập cố định.
Chiến lược đầu tư: VCAMBF tuân thủ chiến lược phẩn bổ tài sản chủ động với tỷ lệ từ 50% - 70% vào cổ phiếu và phần còn lại vào các tài sản có thu nhập cố định. Tỷ trọng giải ngân vào cổ phiếu được xác định dựa trên đánh giá tình hình thị trường của đội ngũ chuyên gia phân tích của Quỹ tại từng thời điểm.
Mức độ rủi ro của Quỹ là TRUNG BÌNH.

Benchmark - chỉ số tham chiếu: Trung bình cộng giữa tỷ lệ tăng trưởng của VN-Index và lãi suất 12 tháng của Vietcombank
Năm20222021202020192018
VCAMBF-18.48%+32.86%+11.73%+5.67%-6.36%
Benchmark-13.39%+20.87%+10.43%+6.84%-2.81%
NămVCAMBFBenchmark
2022-18.48%-13.39%
2021+32.86%+20.87%
2020+11.73%+10.43%
2019+5.67%+6.84%
2018-6.36%-2.81%
VCAMFI (Capital Preservation):
Mục tiêu đầu tư: VCAMFI là quỹ đầu tư trái phiếu được đầu tư chủ động vào trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức uy tín tại Việt Nam phát hành và có tính thanh khoản cao, với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng trong trung và dài hạn.
Chiến lược đầu tư: Đội ngũ chuyên gia phân tích của Quỹ tiến hành áp dụng khung Đánh giá tín dụng toàn cầu của S&P trong quy trình đầu tư đối với tất cả trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và phân bổ vào các ngành nghề có lợi thế kinh doanh và khả năng trả nợ dựa trên triển vọng thị trường của Giám đốc Quỹ. Quỹ phân bổ 70% vào trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và chứng chỉ tiền gửi trong khi duy trì 30% tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn để đảm bảo đủ thanh khoản cho các nhà đầu tư.
Mức độ rủi ro của Quỹ là THẤP.
Benchmark - chỉ số tham chiếu: Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank
Năm2023 (Tính tại: 28-02-2023)2022 (Thành lập: 22-09-2022)
VCAMFI+2.2%+2.45%
Benchmark+2.45%+1.55%
NămVCAMFIBenchmark
2023 (Tính tại: 28-02-2023)+6.45%+2.45%
2022 (Thành lập: 22-09-2022)+6.75%+1.55%
Về Stag
Thực hành trên sàn chứng khoán ảo sử dụng dữ liệu giao dịch và hoạt động trong thời gian thực như sàn thật. Người học được thử nghiệm các công cụ mới nhất về phân tích kỹ thuật, xác định xu hướng, tối ưu danh mục... cũng như các gợi ý đầu tư từ hệ thống trí tuệ nhân tạo của Stock Edu.